Trẻ 1 tháng tuổi bị viêm tai giữa phải làm sao?

Người đăng: hieuthuoc69 on Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Nhiều người thắc mắc trẻ 1 tháng tuổi bị viêm tai giữa phải làm sao? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ được xếp vào nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên. Đây là một trong những bệnh rất thường gặp ở bên trong tai trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi với nhiều hậu quả xấu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm hoặc để lại di chứng nặng nề, rất khó khắc phục, ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ. Việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng đắn, đóng vai trò quyết định trong tiên lượng bệnh, phòng ngừa biến chứng và các hậu quả lâu dài đối với trẻ.
Trẻ 1 tháng tuổi bị viêm tai giữa phải làm sao?

Nguyên nhân bệnh viêm tai giữa ở trẻ


  • Trẻ nhỏ từ 6-18 tháng tuổi sức đề kháng yếu, dễ bị mắc viêm tai giữa.
  • Khi trẻ nằm bú sữa bình không cẩn thận khiến sữa tràn vào trong tai gây viêm.
  • Do cảm lạnh.
  • Không khí bị ô nhiễm, có khói thuốc lá.
  • Chọc ngoáy vào tai, lặn sâu.
  • Do chất xuất tiết ở mũi họng lan lên tai giữa khiến tai giữa bị viêm nhiễm.
  • Bị tát hoặc sức ép do bom đạn.

Triệu chứng, dấu hiệu biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ


  • Sốt, thường là sốt cao 39-40oC, nhức đầu.
  • Quấy khóc nhiều, hay gây gổ.
  • Bỏ bú, kém ăn, nôn trớ.
  • Rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
  • Không phản ứng khi có tiếng động.
  • Đau tai, khó chịu.
  • Khi bệnh nặng sẽ thấy chảy mủ tai còn các triệu chứng phía trên sẽ giảm dần

Trẻ 1 tháng tuổi bị viêm tai giữa phải làm sao?

Điều trị viêm tai giữa cấp

Việc dùng thuốc nhỏ tai dạng thuốc tê giảm đau tại chỗ thường có chỉ định khi bệnh nhi đau nhiều và với điều kiện bệnh nhân chưa thủng nhĩ (chưa chảy dịch ở tai).
Khi có dấu hiệu chảy dịch ở tai, người nhà nên đưa b đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Tai mũi họng để bác sỹ hướng dẫn săn sóc + làm sạch Tai.
Khi trẻ có biểu hiện sốt, ho, chảy mũi, đau họng,…Người nhà nên đưa đến cơ sở y tế khám bệnh để ngừa biến chứng ở Tai.

Chữa trị dứt điểm mủ tai giữa

Điều trị nội khoa đi kèm với các thủ thuật mới có kết quả tuyệt đối. Kháng sinh toàn thân kết hợp giảm viêm, tiêu mủ. Tại chỗ có thể làm thuốc tai trong 5 – 7 ngày, thuốc nhỏ tai kháng sinh (thuốc sử dụng cho tai thủng – otofa, effexine), chống viêm…

Tuy nhiên cách tốt nhất là đừng để mủ hình thành trong tai giữa bằng cách điều trị triệt để các viêm nhiễm có thể gây biến chứng viêm tai như viêm V.A, viêm mũi xoang, viêm amiđan… Nếu đã xác định được là có mủ trong tai giữa cần đến cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để điều trị.

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét