Trẻ 1 tháng tuổi bị sôi bụng phải làm sao?

Người đăng: hieuthuoc69 on Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Nhiều người thắc mắc trẻ 1 tháng tuổi bị sôi bụng phải làm sao? bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Tại sao trẻ sơ sinh bị sôi bụng?

Những tiếng động phát ra từ bụng của trẻ sơ sinh khiến bạn lo lắng? Đôi khi âm thanh ùng ục đó lớn tới mức làm bạn ngạc nhiên? Thông thường, đó không phải là tiếng động từ dạ dày của bé, mà đến từ sự hoạt động của cơ quan tiêu hóa thấp hơn: ruột non và ruột già.

Nhu động ruột của trẻ sơ sinh bắt đầu hoạt động khoảng một giờ từ sau khi trẻ chào đời. Khi hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động, quá trình tiêu hóa thức ăn (lúc này là sữa mẹ hoặc sữa công thức) và loại bỏ thức ăn gây ra tiếng ồn đó. Do vậy, tiếng sôi bụng ở trẻ phần lớn là điều bình thường, không gây khó chịu cho bé.
Trẻ 1 tháng tuổi bị sôi bụng phải làm sao?

Cơn sôi bụng chỉ làm trẻ sơ sinh khó chịu và quấy khóc khi nó gây ra bởi sự tắc nghẽn của lượng khí ở các nếp gấp của ruột hoặc một nơi nào đó trong đường tiêu hóa. Khi đó, nó có thể xuất phát từ một trong những nguyên nhân sau:

- Mẹ cho bé bú ngoài quá sớm: cơ thể bé không dung nạp được đường lactose có trong các loại sữa ngoài. Hàm lượng lactose không được dung nạp sẽ tích tụ ở ruột, gây nên các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

- Mẹ cho bé bú bình không đúng cách, vệ sinh bình sữa chưa sạch hoặc pha sữa chưa đúng khiến trẻ nuốt phải không khí trong lúc bú.

- Chế độ ăn uống của mẹ có vấn đề: nếu bé bú sữa mẹ vẫn bị sôi bụng là do mẹ ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, thức ăn khó tiêu hay có tính nóng.

Trẻ 1 tháng tuổi bị sôi bụng phải làm sao?

+ Thay đổi chế độ ăn của mẹ:

Nguồn dinh dưỡng của mẹ cũng có thể quyết định đến chất lượng sữa cho bé. Do đó khi trẻ có hiện tượng sôi bụng các mẹ hãy đặt nghi vấn với nguồn sữa của mình. Nên thay đổi lại khẩu phần ăn phù hợp nhất. Mẹ nên hạn chế cà chua, cam, quýt, bông cải xanh, cải bắp, súp lơ, giá đỗ, các sản phẩm làm từ đậu nành và sữa trong khẩu phần ăn hàng ngày để phần nào giảm lượng khí sinh ra trong bụng trẻ.

+ Massage cho bé:

Các động tác xoa bụng, xoa lưng cũng có thể làm giảm các biểu hiện sôi bụng cho bé một cách hiệu quả. Cũng có thể cho bé vận động hay đi lại để tống khí thừa trong cơ thể ra bên ngoài.

+ Hãy kiểm tra lại cách pha sữa:

Trong trường hợp bé yêu của bạn đang uống sữa bình thì hãy ngay lập tức kiểm tra cách thức pha sữa bấy lâu nay. Các mẹ cần pha sữa đúng cách, tránh để lượng khí trong bình sữa hay các bong bóng khí khi lắc bình sữa, đây là nguyên nhân khiến trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Đồng thời, vệ sinh nấm vú, bình sữa cho trẻ trước và sau khi bú sạch sẽ, cất nơi khô ráo, thoáng.

+ Thay đổi tư thế cho bé bú:

Nếu trẻ khóc và bạn nghe thấy âm thanh sôi bụng, hãy đặt trẻ tựa đầu lên vai bạn và vỗ lưng để trẻ ợ nóng. Hoặc đặt trẻ nằm ngửa, gập đầu gối và di chuyển từng chân trẻ lên xuống. Đối với trẻ bú bình, hãy đảm bảo miệng trẻ ngậm vừa núm vú để ngăn không để trẻ nuốt phải không khí trong khi bú

Cách phòng ngừa sôi bụng cho trẻ đơn giản, hiệu quả

Để giúp bé khỏe mạnh và hạn chế tối đa việc bị sôi bụng thì những bậc phụ huynh cần lưu tâm những vấn đề sau đây.
+ Nên chó bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong những năm đầu đời. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
+ Nên chú ý pha sữa và cho bé bú bình đúng cách trong trường hợp cho bé uống sữa bình.
 + Không nên cho ăn dặm quá sớm. Nếu cho ăn thì nên tập cho bé từ từ để thích nghi. Khi cho ăn dặm, mẹ cần tìm hiểu cặn kẽ về thành phần, lượng sữa và cách pha trước khi cho bé uống.
+ Khi mua sữa và các chế phẩm từ sữa, hãy đọc thành phần dinh dưỡng để chọn loại có hàm lượng lactose thấp, giúp cho việc tiêu hóa của trẻ diễn ra dễ dàng.
+ Mẹ bầu cần cân bằng chế độ ăn của chính mình vì nó sẽ quyết định đến chất lượng của nguồn sữa.
+ Cần nhanh chóng đưa trẻ sơ sinh đi bệnh viện khi có các biểu hiện:
* Tiếng sôi bụng to, thường xuyên
* Trẻ bị bụng chướng đầy hơi.
* Trẻ liên tục quấy khóc, bỏ bú.
* Trẻ không đánh rắm được. trẻ đánh liên tục nếu sau vài giờ mà không thấy mới tính.
* Trẻ bị tiêu chảy hoặc không đi cầu hay đi cầu không như bình thường.

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét