Trẻ 1 tháng tuổi bị khô môi phải làm sao?

Người đăng: hieuthuoc69 on Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Nhiều người thắc mắc Trẻ 1 tháng tuổi bị khô môi phải làm sao? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Một số nguyên nhân của việc khô, nứt môi của trẻ

Nhiều bé mới vài tháng tuổi nhưng luôn trong tình trạng bị khô môi do cơ thể thiếu nước. Bên cạnh đó thời tiết lạnh hay hanh khô đều khiến cả người lớn lẫn trẻ con bị khô, nứt môi. Nứt môi liên quan tới việc ra gió, độ ẩm thấp - đặc biệt trong những tháng lạnh và hanh, ba mẹ lại sử dụng máy điều hòa trong phòng và các bé lớn hơn thường xuyên liếm môi. Khô, nứt môi còn là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể bé (và có thể chính cả người lớn) đang thiếu vitamin B.
Trẻ 1 tháng tuổi bị khô môi phải làm sao?

Khi môi nứt nẻ, thậm chí rỉ máu, bé sẽ đau đớn và khó chịu, điều này làm bé giảm bú vì khó bú. Nếu không chăm sóc kỹ, vết nứt sẽ lâu lành và bé có thể bị sụt cân.

Trẻ 1 tháng tuổi bị khô môi phải làm sao?

Cung cấp đủ nước cho da: Da cũng như cơ thể bé cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Hàng ngày nên cho trẻ ăn, uống nhiều hoa quả, nước quả tươi, rau xanh và uống nhiều nước để cung cấp đủ lượng nước cho da, da sẽ đỡ bị khô. Khi trời lạnh, nhu cầu nước cho cơ thể vẫn rất cao do vậy vẫn phải cho bé uống nước đều đặn. Vào những ngày trời hanh khô cần cho bé uống nhiều nước hơn. Ngày 2-3 lần lấy khăn thấm nước ẩm ủ lên mặt cho bé chừng 1-2 phút để da bớt bị khô và căng.

Làm sạch da bé: Da của bé cần được làm sạch thường xuyên và hàng ngày nhưng cũng cần phải đúng cách. Sau khi cho bé ăn nên lau thức ăn, cặn sữa bám quanh miệng để giữ cho da bé luôn sạch sẽ. Thường xuyên dùng nước ấm lau rửa chân tay cho bé vì những vết bẩn để lâu sẽ khiến cho da bé bị khô và rát. Trong mùa lạnh, bé nên được lau bằng nước ấm, lau nhẹ nhàng không chà xát kỳ cọ mạnh lên vùng da bị khô nẻ, nhất là những nơi đã bị hăm, nứt nên được vệ sinh sạch sẽ, nhẹ nhàng. Nước tắm cho bé phải là nước ấm vừa phải, không nên tắm nước nóng hơn bình thường khiến da bé mất nước nhiều hơn.

Khi tắm cho bé không nên lạm dụng xà phòng, vì hoạt chất tẩy rửa của chúng càng tẩy mất chất nhờn trên da nhanh hơn, càng làm da thêm khô. Thời gian tắm cho bé cũng nên rút ngắn, không để bé ngâm nước lâu. Tắm cho bé xong, bạn lấy một chiếc khăn bông sạch, mềm lau khô da cho bé rồi vừa bôi kem dưỡng thể vừa mát-xa nhẹ nhàng cho bé.

Chọn kem dưỡng ẩm cho da thích hợp: Nhiều bé được dùng kem dưỡng da từ tuổi sơ sinh. Nếu bôi cho bé kem có chất lượng không tốt thì sẽ làm cho da của trẻ mọc nốt chàm, tróc da, ngứa ngáy, sưng tấy, đau rát. Bởi vậy, khi chọn kem dưỡng cho trẻ phải chọn dùng sản phẩm của hãng đã có uy tín, không chứa chất bảo quản, chất tạo màu, chất tạo mùi; không dùng hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc; không tự ý dùng thêm những loại thuốc bôi chống khô da để tránh gây dị ứng cho da trẻ.

Trời lạnh vẫn phải mặc đồ thông thoáng cho bé: Một điều rất lạ là bé vẫn có thể bị nổi mụn ban vào mùa đông. Có thể do bé mặc quá ấm hoặc bé ngồi lâu trong không gian chật hẹp, thiếu sự tuần hoàn không khí. Do vậy, bạn nên mặc cho bé quần áo bằng vải tự nhiên (cotton) thay cho vải tổng hợp. Vải tự nhiên giúp da dễ thở, ngăn ngừa đổ mồ hôi, vì thế hạn chế kích ứng da. Sử dụng nhiều lớp quần áo mỏng hơn là một lớp quần áo dày. Khi ở trong môi trường nóng ấm rồi thì nên cởi bớt quần áo ra để bé cảm thấy thoải mái, không toát mồ hôi. Luôn đội mũ cho bé khi ra ngoài trời.
More aboutTrẻ 1 tháng tuổi bị khô môi phải làm sao?

Trẻ 1 tháng tuổi bị nấc phải làm sao?

Người đăng: hieuthuoc69

Nhiều người thắc mắc Trẻ 1 tháng tuổi bị nấc phải làm sao? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Những điều cần biết về nấc cụt

Nấc là một hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ trong 2 tháng đầu sau sinh. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Nguyên nhân của hiện tượng này là do co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành, làm cho khí hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín lại. Nấc thường kéo dài vài phút và có thể vài lần trong một ngày. Nấc là phản xạ của thần kinh phế vị được hình thành từ trong bào thai để chuẩn bị vận hành các cơ hô hấp cho việc thở ngay sau khi trẻ được sinh ra.
Trẻ 1 tháng tuổi bị nấc phải làm sao?

Mọi trẻ sơ sinh khoẻ mạnh đều có thể bị nấc vào bất cứ lúc nào, nhất là sau sinh và giảm dần sau một tuổi. Nấc thường xảy ra sau khi ăn, thay đổi tư thế, khi bị nóng, lạnh…. Nếu trẻ bị nấc mỗi ngày vài lần, mỗi lần 3 phút là bình thường không cần khám và điều trị gì, dần dần tình trạng này sẽ hết.

Để giảm nấc, không nên cho bé ăn khi bé bị đói quá, và cũng không nên cho ăn hoặc bú quá no, khi cho bé bú bằng bình cần chú ý không để trẻ bú quá nhanh làm dạ dày dãn nhiều hơi. Sau khi ăn nên bế trẻ đầu cao khoảng 10 phút.

Như vậy cháu bé con bạn trong tháng đầu bị nấc là hiện tượng bình thường ở trẻ nhỏ, bạn đừng quá lo lắng. Nếu bé bị nấc mật độ dày và kéo dài, có thể cắt cơn nấc bằng cách cho bé uống một vài thìa nước hay bú mẹ, bế bé đứng thẳng đỡ đầu và lưng bé, để cằm bé tỳ vào vai mẹ sau đó vuốt lưng hoặc vỗ nhẹ để bé ợ hơi, cũng có thể dùng ngón tay ấn cùng lúc vào 2 nắp tai trẻ vài phút. Có nhiều người chữa “mẹo” bằng cách lấy cuốn chiếu hoặc một mẩu giấy dán lên trán giữa đầu trong lông mày cũng làm trẻ hết nấc.

Trẻ 1 tháng tuổi bị nấc phải làm sao?


-Vỗ nhẹ trên lưng bé, có thể vỗ ở vai, nhưng nhớ thật nhẹ nhàng và dứt khoát. Khi ợ hơi, bé sẽ hết nấc

-Dùng hai ngón tay trỏ nhét vào hai lỗ tai bé khoảng nửa phút, hoặc dùng ngón trỏ và ngón cái bóp 2 cánh mũi bé, đồng thời giữ miệng bé khép trong vòng 2-3 giây, nghỉ 2-3 giây và lặp lại 15-20 lần.

-Thay đổi tư thế cho con bú. Bé nuốt nhiều không khí trong lúc bú có thể do mẹ cho con bú sai tư thế. Vì vậy, nếu thấy bé thường xuyên có dấu hiệu nấc sau khi ăn xong, mẹ nên đổi tay hoặc cách bế để hạn chế không khí vào miệng và dạ dày bé.

-Cho bé uống từng hớp nước nhỏ để dừng cơn nấc, khoảng 2,5ml là đã đủ để ngăn chặn.

-Thay núm vú bình sữa, bởi núm vú quá lớn có thể là nguyên nhân làm bé nuốt nhiều không khí khi bú.

-Mẹ nên nhớ nguyên tắc: Không nên để bé quá đói rồi mới cho ăn, đồng thời tránh cho bé bú quá no. Sau khi ăn, bế trẻ giữ đầu cao khoảng 10 phút.

-Nếu bé nhà bạn đang ở độ tuổi ăn dặm, mẹ có thể cho một ít đường trên lưỡi bé. Vị ngọt của đường sẽ góp phần làm sao nhãng các dây thần kinh và ngăn chặn tình trạng co thắt.

-Ngoài ra mẹ có thể thử tham khảo thêm 2 cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh theo phương pháp dân gian sau: Lấy cuốn chiếu hoặc một mẩu giấy dán lên trán giữa đầu trong lông mày. Mẹ có thể bế trẻ lên, dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái. Nếu trẻ khóc, cơn nấc sẽ qua nhanh hơn, do dây thần kinh thực quản được giãn ra. Mẹ cũng nên ủ ấm cho trẻ vào lúc này.
More aboutTrẻ 1 tháng tuổi bị nấc phải làm sao?

Trẻ 1 tháng tuổi bị viêm tai giữa phải làm sao?

Người đăng: hieuthuoc69

Nhiều người thắc mắc trẻ 1 tháng tuổi bị viêm tai giữa phải làm sao? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ được xếp vào nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên. Đây là một trong những bệnh rất thường gặp ở bên trong tai trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi với nhiều hậu quả xấu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm hoặc để lại di chứng nặng nề, rất khó khắc phục, ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ. Việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng đắn, đóng vai trò quyết định trong tiên lượng bệnh, phòng ngừa biến chứng và các hậu quả lâu dài đối với trẻ.
Trẻ 1 tháng tuổi bị viêm tai giữa phải làm sao?

Nguyên nhân bệnh viêm tai giữa ở trẻ


  • Trẻ nhỏ từ 6-18 tháng tuổi sức đề kháng yếu, dễ bị mắc viêm tai giữa.
  • Khi trẻ nằm bú sữa bình không cẩn thận khiến sữa tràn vào trong tai gây viêm.
  • Do cảm lạnh.
  • Không khí bị ô nhiễm, có khói thuốc lá.
  • Chọc ngoáy vào tai, lặn sâu.
  • Do chất xuất tiết ở mũi họng lan lên tai giữa khiến tai giữa bị viêm nhiễm.
  • Bị tát hoặc sức ép do bom đạn.

Triệu chứng, dấu hiệu biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ


  • Sốt, thường là sốt cao 39-40oC, nhức đầu.
  • Quấy khóc nhiều, hay gây gổ.
  • Bỏ bú, kém ăn, nôn trớ.
  • Rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.
  • Không phản ứng khi có tiếng động.
  • Đau tai, khó chịu.
  • Khi bệnh nặng sẽ thấy chảy mủ tai còn các triệu chứng phía trên sẽ giảm dần

Trẻ 1 tháng tuổi bị viêm tai giữa phải làm sao?

Điều trị viêm tai giữa cấp

Việc dùng thuốc nhỏ tai dạng thuốc tê giảm đau tại chỗ thường có chỉ định khi bệnh nhi đau nhiều và với điều kiện bệnh nhân chưa thủng nhĩ (chưa chảy dịch ở tai).
Khi có dấu hiệu chảy dịch ở tai, người nhà nên đưa b đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Tai mũi họng để bác sỹ hướng dẫn săn sóc + làm sạch Tai.
Khi trẻ có biểu hiện sốt, ho, chảy mũi, đau họng,…Người nhà nên đưa đến cơ sở y tế khám bệnh để ngừa biến chứng ở Tai.

Chữa trị dứt điểm mủ tai giữa

Điều trị nội khoa đi kèm với các thủ thuật mới có kết quả tuyệt đối. Kháng sinh toàn thân kết hợp giảm viêm, tiêu mủ. Tại chỗ có thể làm thuốc tai trong 5 – 7 ngày, thuốc nhỏ tai kháng sinh (thuốc sử dụng cho tai thủng – otofa, effexine), chống viêm…

Tuy nhiên cách tốt nhất là đừng để mủ hình thành trong tai giữa bằng cách điều trị triệt để các viêm nhiễm có thể gây biến chứng viêm tai như viêm V.A, viêm mũi xoang, viêm amiđan… Nếu đã xác định được là có mủ trong tai giữa cần đến cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để điều trị.
More aboutTrẻ 1 tháng tuổi bị viêm tai giữa phải làm sao?

Trẻ 1 tháng tuổi bị sốt phải làm sao?

Người đăng: hieuthuoc69

Nhiều người thắc mắc Trẻ 1 tháng tuổi bị sốt phải làm sao? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Sốt là gì?

Sốt nghĩa là nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường. Trẻ nhỏ được cho là bị sốt nếu:

Nhiệt độ bên trong hậu môn cao hơn 38oC (100.4F)
Nhiệt độ ở miệng cao hơn 37.8oC (100F)
Nhiệt độ ở nách cao hơn 37oC (99F)
Nhiệt độ ở tai cao hơn 38oC (100.4F). (Cách đo này không khả thi với các bé dưới 6 tháng tuổi)
Nhiệt độ đo bằng núm vú giả cao hơn 37.8oC (100F). (Nhiệt kế núm vú sẽ chính xác hơn với trẻ trên 3 tháng tuổi).
Trẻ 1 tháng tuổi bị sốt phải làm sao?

Nguyên nhân gây sốt ở trẻ em

Sốt là khi nhiệt độ cơ thể bé cao trên 37,5 độ C. Sốt thường kèm theo các biểu hiện như: Chán ăn, mệt mỏi, quấy khóc, da mặt nhợt nhạt, nhức mỏi toàn thân.

Sốt không phải là một loại bệnh mà đó chính là phản ứng của cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút. Nguyên nhân gây sốt:

- Trẻ bị cảm nắng, cảm lạnh.

- Trẻ bị viêm họng, nhiễm trùng đường tiểu…

- Trẻ đang mọc răng.

- Bé sau chích ngừa cũng có thể bị sốt.

Trẻ 1 tháng tuổi bị sốt phải làm sao?

Khi trẻ sốt nhiệt độ từ 37,5 – 38,5 độ C, tức sốt nhẹ, cha mẹ chưa cần dùng thuốc hạ sốt cho trẻ mà nên dùng một số biện pháp can thiệp giúp bé giảm sốt như sau:

- Giúp bé thoáng mát: mặc cho bé những quần áo có chất liệu nhẹ và thấm hút mồ hôi tốt, để bé nằm trong phòng thông thoáng, nhiệt độ không quá cao. Nhiệt độ được khuyên cho bé là 21 – 23 độ C.

- Dùng khăn vải thấm nước vắt khô đắp lên trán, cổ và tay trẻ.

- Xen kẽ với việc đắp khăn, cha mẹ cũng có thể dùng khăn lau khắp người cho bé để nhiệt độ cơ thể mát hơn. Những vùng như nách, bẹn, cổ… khi được làm mát sẽ giúp cơ thể hạ sốt.

- Bổ sung nước cho trẻ. Bạn nên biết rằng khi cơ thể nóng, ho… trẻ sẽ bị mất nước. Vì vậy hãy bổ sung nước cho trẻ, để trẻ uống nhiều nước lọc, sữa hoặc nước trái cây. Với trẻ còn bú mẹ, cần cho bú nhiều lần hơn và thời gian mỗi lần bú lâu hơn bình thường. Nếu trẻ không tự bú được, người mẹ cần vắt sữa vào cốc rồi dùng thìa cho trẻ uống.

- Đừng quên cặp nhiệt độ sau 4 – 5 tiếng để theo dõi xem trẻ có hạ sốt không.

Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài, không có dấu hiệu bớt nóng sau những biện pháp trên, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện với những bé sốt đi kèm co giật, cha mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ theo dõi.

Những loại thuốc hạ sốt

Hãy nhớ rằng sốt giúp con bạn chống lại sự nhiễm bệnh. Chỉ thực sự cần dùng đến thuốc nếu chúng gây ra sự khó chịu. Điều đó thường có nghĩa là trẻ sốt trên 39oC (102F).

Các loại thuốc bắt đầu có tác dụng sau 30 phút, và kéo dài 2 giờ sau khi uống. Thuốc sẽ giúp giảm sốt xuống 1 đến 1.5oC (2F đến 3F). Thuốc hạ sốt không hạ nhiệt độ xuống thành nhiệt độ cơ thể bình thường trừ khi nhiệt độ sốt không cao trước khi uống thuốc. Lặp lại việc kiểm tra liều lượng thuốc là cần thiết bởi vì cơn sốt vẫn còn lên hoặc xuống cho đến khi hết bệnh. Nếu con bạn đang ngủ, thì không nên đánh thức trẻ dậy để cho uống thuốc.

Acetaminophen: Các trẻ dưới 3 tháng tuổi có thể được cho uống acetaminophen (tylenol). Cho uống đúng liều lượng thuốc với cân nặng của trẻ mỗi 4 đến 6 giờ. Liều lượng acetaminophen được tính dược trên cân nặng, ví dụ: từ 15 – 20 mg cho mỗi kg cân nặng của trẻ. Không được cho trẻ uống acetaminophen hơn 5 lần/ ngày.

Ibuprofen: Ibuprofen (advil, motrin) được cho phép sử dụng với trẻ trên 6 tháng tuổi. Một lợi thế của ibuprofen là tác dụng (6–8h) kéo dài hơn acetaminophen (4-6h). Cho đúng liều lượng dành cho cân nặng của trẻ mỗi 6-8 tiếng. Liều lượng của Ibuprofen là 5-10mg cho mỗi kg cân nặng của trẻ.

LƯU Ý: Dụng cụ định lượng của sản phẩm này không được dùng cho sản phẩm khác.

Tránh dùng aspirin: Các bác sĩ khuyến cáo rằng trẻ em (dưới 21 tuổi) không được dùng aspirin điều trị sốt. Aspirin được dùng trong các bệnh nhiễm virus, như là bệnh thủy đậu hay cảm cúm, được cho là có liên quan đến một bệnh nặng hơn được gọi là Hội chứng Reye (phù não và suy gan). Nếu nhà bạn có trẻ con, hãy cảnh báo trẻ không dùng aspirin.
More aboutTrẻ 1 tháng tuổi bị sốt phải làm sao?

Trẻ 1 tháng tuổi bị trướng bụng phải làm sao?

Người đăng: hieuthuoc69

Nhiều người thắc mắc Trẻ 1 tháng tuổi bị trướng bụng phải làm sao? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Lí do và dấu hiệu của bệnh đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh

Đầy hơi chướng bụng là một trong những dấu hiệu cho thấy sự rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh, khi bị như vậy trẻ thường có dấu hiệu khóc nhiều, biếng ăn, bỏ bú, bú sữa thường hay bị nôn ra, bụng căn to và cảm giác cứng hơn mọi ngày. Chính điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, nhưng nguyên nhân đâu khiến trẻ lại bị đầy hơi, chướng bụng như vậy?

Chế độ ăn uống của bà mẹ không phù hợp là nguyên nhân hàng đầu khiến cho trẻ sơ sinh bị đầy bụng. Trong thời kì mẹ cho con bú nên cung cấp các thực phẩm dễ tiêu, đầy đủ dinh dưỡng như rau xanh, trái cây, tôm, thịt, cá, tránh ăn các thực phẩm được chiên, rán mỡ hay quá nóng. Sức khỏe của mẹ và sự phát triển của trẻ có sự liên kết bền vững, chính vì thế mà các bà mẹ cần chú ý đến việc ăn uống của bản thân.
Trẻ 1 tháng tuổi bị trướng bụng phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng là do chế độ dinh dưỡng chưa được hợp lí, do cho trẻ ăn dặm quá sớm, trẻ chưa đủ răng nhưng đã cho ăn cơm, chính vì thế khiến cho lượng thức ăn trong đường ruột khó tiêu hóa, bị ứ đọng lại đường ruột làm cho vi khuẩn lên men và sinh ra hơi dẫn ra bụng bị đầy hơi và chướng bụng. Chính vì thế mà trẻ luôn cảm thấy no, đầy bụng và thường biếng ăn, bỏ sữa điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển, dinh dưỡng của trẻ sơ sinh.

Trẻ bị đầy bụng do nhiễm vi khuẩn khi uống sữa ngoài, đồ dùng cho trẻ uống chưa được vệ sinh sạch sẽ, điều này rất nghiêm trọng thường dẫn đến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Và ngoài ra, cung cấp nước cho trẻ sơ sinh mỗi ngày quá ít, khiến đường ruột bị khô, thức ăn khó tiêu hóa thường dẫn đến bị táo bón ở trẻ.

Cho trẻ uống sữa ngoài quá sớm là điều sai lầm của các bà mẹ, trẻ phát triển nhanh là điều bất kì người mẹ nào cũng mong muốn, nhưng không phải bằng cách cho trẻ bổ sung nhiều loại sữa ngoài. Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ sơ sinh chỉ có sữa mẹ, nếu ép trẻ dùng sữa ngoài khiến trẻ không thích đường ruột chưa thích nghi hoặc sử dụng những loại sữa bột lâu tiêu không thích hợp với trẻ sơ sinh khiến trẻ hay bị nôn, đầy bụng.

Trẻ 1 tháng tuổi bị trướng bụng phải làm sao?

Bổ sung men vi sinh cần thiết cho trẻ

Men vi sinh có tác dụng hỗ trợ điều trị bé tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, đầy hơi do loạn khuẩn ruột, nhiễm khuẩn ruột, dùng kháng sinh hoặc do các nguyên nhân khác.

Giúp bé ăn ngon miệng, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng cường hấp thu dưỡng chất, tăng cường hệ miễn dịch dùng cho trẻ em sau ốm hoặc suy dinh dưỡng, tiêu hóa hoặc hấp thu kém. Hoặc dùng hàng ngày để chăm sóc sức khỏe đường tiêu hóa. Hỗ trợ điều trị viêm đại tràng cấp và mãn tính. Tuy nhiên với những bé sơ sinh thì không phải loại men vi sinh nào cũng có thể sử dụng được. Vì vậy các mẹ hãy cẩn thận trong việc lựa chọn men vi sinh hoàn hảo cho bé nhé

Chườm nóng trị đầy bụng ở trẻ sơ sinh

Dùng gói chườm nóng để chườm vùng bụng cho bé. Tận dụng được hơi nóng và sức nặng của gói chườm sẽ giảm được chứng đầy hơi cho bé. Để làm việc này, lấy 2 chiếc khăn tay và làm ấm chúng, không nên quá nóng. Bạn có thể nhúng nước nóng và vắt khô. Kiểm tra độ nóng bằng cách chườm lên tay bạn. Sau đó, gấp một chiếc khăn lại thành gói và đặt lên vùng bụng của bé. Lấy chiếc khăn thứ hai và quấn xung quanh bụng bé để cố định chiếc khăn thứ nhất. Cần cẩn thận quấn không quá chặt, không quá nóng.

Đối với những trường hợp bé không có dấu hiệu giảm đầy bụng khi mẹ thực hiện một số mẹo trên thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để có thể chấn đoán bệnh đúng nhất và có cách xử lý phù hợp.
Giúp bé xì hơi bằng một vài động tác

“Xì hơi” sẽ giúp cho bé bớt khó chịu hơn khi bị đầy bụng. Để giúp bé xì hơi mẹ có thể làm một vài động tác sau:

– Cử động chân bé giống như đạp xe có thể giúp bé hết đầy hơi: Đặt bé nằm ngửa sau đó lấy một chân bé kéo ngược lên ngực. Thực hiện thật nhẹ nhàng. Sau đó lại đẩy xuống đồng thời đẩy chân bên kia lên. Cử động này tương tự như khi ta đạp xe đạp. Nó khiến cho bé thích thú mà lại có thể giảm được khí trong bụng. Mẹ nhớ là không thực hiện động tác này khi bé vừa ăn no nhé.

– Làm cho bé đưa hơi từ dạ dày ra bằng cách vuốt lưng cho bé. Bé không tự làm được và mẹ cần phải giúp bé một tay.

Mẹ nên thực hiện biện pháp này một cách thường xuyên. Mẹ có thể thực hiện theo quy trình sau:
Trước tiên, mẹ nên ngồi thẳng trên một chiếc ghế dễ chịu. Đặt bé yêu ngồi vào trong lòng và để lưng, đầu của bé đặt lên cánh tay. Tay bạn nên dựa vào thành ghế để có lực đỡ bé. Bạn dùng bàn tay giữ đầu, cổ của bé đồng thời khuỷu tay đỡ lưng. Bạn có thể cho bé bú hoặc cho bé bú bình theo cách này sẽ giúp bé giảm được hơi trong dạ dày cũng như khỏi bị nôn trớ. Khi bé ăn xong, bạn nên vuốt nhẹ dọc theo lưng cho bé để bé đưa hơi từ dạ dày ra ngoài.

– Ôm bé: Ôm bé sát vào ngực mẹ, đu đưa bé nhẹ nhàng hoặc bế bé hơi ngả người xuống, với bụng của bé nằm ngang trên cánh tay mẹ. Vị trí này giúp bé xì hơi tốt và một số người mẹ nhận thấy, bé xì hơi được thì đỡ bị đầy bụng

Massage bụng khi trẻ bị đầy hơi

Massage là cách  giảm đầy hơi hiệu quả. Nhẹ nhàng dùng các ngón tay của mẹ xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của bé. Có thể dùng dầu massage để tay mẹ không bị rít khi chạm vào da của con. Tuy nhiên, không nên massage ngay sau khi bé vừa ăn xong.

Trị đầy hơi cho trẻ bằng củ hành, củ tỏi

Nướng một củ hành hoặc tỏi bỏ vào một miếng gạc rồi đặt lên rốn của bé bị đầy bụng (không đặt trực tiếp hành, tỏi lên da bé vì có thể gây bỏng). Một lát bé sẽ xì hơi được và đỡ đầy bụng. Với bé lớn hơn, có thể phi thơm một lát tỏi và nêm vào cháo cho bé.

More aboutTrẻ 1 tháng tuổi bị trướng bụng phải làm sao?

Trẻ 1 tháng tuổi bị trớ nhiều phải làm sao?

Người đăng: hieuthuoc69

Nhiều người thắc mắc Trẻ 1 tháng tuổi bị trớ nhiều phải làm sao? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Nguyên nhân khiến trẻ bị ọc sữa, nôn trớ 

Mẹ lo lắng khi thấy con liên tục bị ọc sữa, nôn trớ. Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng này là gì?

Do sinh lý

– Đối với trẻ được khoảng 1 đến 2 tháng tuổi, hệ thống tiêu hóa của trẻ còn yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. Khi bú trẻ có thể nuốt hơi theo vào dạ dày gây no, sau đó nếu mẹ lại đặt nằm ở tư thế nghiêng thì trẻ dễ bị ọc sữa.

– Mẹ cho bé bú sữa quá nhiều khiến cho dạ dày không kịp tiêu hóa khiến sữa bị trào ra ngoài.
Trẻ 1 tháng tuổi bị trớ nhiều phải làm sao?


Do bệnh lý

Nếu mẹ đã có biện pháp khắc phục nhưng trẻ vẫn bị ọc sữa liên tục hoặc nếu bé hay bị ọc sữa, nôn trớ kèm theo một số dấu hiệu khác thì mẹ cần lưu ý bởi rất có thể bé bị một bệnh lý nào đó.

– Khi trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa liên tục mặc dù không bú cũng ọc, hoặc ói ra rồi bú, bú xong lại ói ra thì rất có thể trẻ bị các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng ,…

– Trẻ đột nhiên ói, đang bú bình thường bỗng nhiên khóc thét lên, ưỡn bụng, bụng có thể nổi phồng lên thì có thể trẻ bị một số bệnh đường tiêu hóa như tắc ruột, lồng ruột hay gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi.

– Một điều đáng lưu ý là trẻ không chỉ ọc sữa mà còn bị giật mình kèm co giật trong lúc ngủ, vặn mình thì người mẹ cần xem lại chế độ ăn uống của mình vì đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang thiếu canxi. Theo thống kê từ các bệnh viện nhi tại TP.HCM, mỗi năm hàng trăm trẻ thiếu canxi có biểu hiện tương tự.

Trẻ 1 tháng tuổi bị trớ nhiều phải làm sao?

Đây là hiện tượng ọc sữa sinh lý, mẹ có thể giúp bé tránh được bằng cách chia nhỏ thời gian cho bú, giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn. Nếu trẻ bú bình, mẹ nên giữ bình sữa nghiêng 45 độ, núm vú cao su luôn đầy sữa để trẻ không bú hơi tránh làm căng dạ dày, hạn chế việc trẻ ọc sữa.

Tuy nhiên, nếu trẻ bị ọc sữa nhiều lần trong khi mẹ đã cố gắng khắc phục tình trạng ọc sữa sinh lý, thì nên xét tới nguyên nhân khác mà theo bác sĩ nhi khoa khuyến cáo. Nếu ọc sữa và kèm theo một số biểu hiện khác thường có thể gặp trong những bệnh lý như: các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng là khi trẻ có biểu hiện ọc sữa liên tục mặc dù không bú cũng ọc, hoặc ói ra rồi bú, bú xong lại ói ra; một số bệnh đường tiêu hóa tắc ruột, lồng ruột hay gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi, trẻ đột nhiên ói, đang bú bình thường bỗng nhiên khóc thét lên, ưỡn bụng, bụng có thể nổi phồng lên … cần phải xử trí cấp cứu càng sớm càng tốt. Trong trường hợp này, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
More aboutTrẻ 1 tháng tuổi bị trớ nhiều phải làm sao?

Trẻ 1 tháng tuổi bị chảy nước mắt phải làm sao?

Người đăng: hieuthuoc69 on Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Nhiều người thắc mắc Trẻ 1 tháng tuổi bị chảy nước mắt phải làm sao? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Nguyên nhân gây tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là khuyết tật thường gặp nhất của hệ tuyến lệ, xảy ra với 6% số trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do các tế bào biểu mô không tạo ra được những ống dẫn để hình thành ống mũi-lệ (ống lệ tỵ) khi đi xuống mũi.

Ngoài ra, tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh còn do tuyến lệ ở trẻ bị viêm nhiễm, làm cho nước mắt không lưu thông từ mắt xuống mũi của trẻ. Do đó, những giọt nước mắt được tạo ra không thể thoát ra ngoài khiến cho đôi mắt của bé bị ngập nước mắt.
Bình thường, nước mắt được tạo ra từ tuyến lệ đạo, rồi di chuyển trên mắt với sự giúp đỡ của mí mắt, giữ cho đôi mắt được bôi trơn và làm sạch. Khi cử động đôi mắt, những giọt nước mắt bị ép vào các ống dẫn ở góc bên trong của mắt, nhờ đó, nước mắt thoát ra khỏi mắt nhỏ xuống ống lệ tỵ vào phía sau của mũi. Nếu ống dẫn này bị viêm tắc hoàn toàn hoặc một phần, những giọt nước mắt không thoát ra ngoài sẽ làm xuất hiện triệu chứng tắc tuyến lệ ở các bé.

Trẻ 1 tháng tuổi bị chảy nước mắt phải làm sao?

Dấu hiệu tắc tuyến lệ hay ống mũi-lệ bẩm sinh có thể xuất hiện từ lúc mới đẻ. Một số trẻ sơ sinh khi khóc không có nước mắt, nhưng bình thường khi trẻ không khóc có một thứ nước mắt chảy tràn ra mi rồi xuống má, đồng thời có luồng trào ngược một thứ chất nhầy được sản xuất trong túi lệ. Có thể da vùng đó nổi ban đỏ hoặc vết trợt do bị kích ứng hoặc cọ xát khi nước mắt rơi xuống.

Nếu bị tắc hoàn toàn thì những dấu hiệu nói trên trở nên nghiêm trọng. Trường hợp chỉ tắc một phần thì tuyến lệ còn có khả năng để cho nước mắt cơ bản được sản xuất ra chảy xuống. Tuy vậy, vào những lúc cơ thể gia tăng sản xuất nước mắt như trời lạnh, có gió hoặc tia nắng mặt trời chiếu, khi phần cuối ống mũi-lệ bị tắc (ví dụ do phù niêm mạc mũi) thì nước mắt càng tràn ra nhiều hơn (không phải do khóc).

Trẻ sơ sinh hay bị chảy nước mắt và gỉ mắt có thể là dấu hiệu của tắc tuyến lệ, vì thường thì lượng nước mắt này sẽ được di chuyển xuống các tuyến lệ thông với mũi. Nhưng khi bị tắc, nước mắt sẽ tràn xuống mí mắt dưới.

Tắc tuyến lệ có thể xảy ra ở bất cứ đoạn nào trong hệ thống dẫn lưu nước mắt. Trẻ bị tắc tuyến lệ mắt lúc nào cũng ướt như vừa khóc. Đặc biệt, mỗi sáng ngủ dậy, mắt thường có nhiều gỉ vàng, dính quanh mí mắt.

Trẻ 1 tháng tuổi bị chảy nước mắt phải làm sao?

• Rửa mắt cho bé:

Sử dụng nước sạch, dùng bông gòn thấm nước rồi nhẹ nhàng lau mắt cho bé, lấy hết những ghèn (dử) màu vàng bị dính trên đôi mắt của bé. Nên làm nhiều lần thường xuyên để giữ cho đôi mắt của bé luôn sạch sẽ. Trong khi làm phải thật nhẹ nhàng và cẩn thận, tránh bị viêm nhiễm.Nếu thấy mắt bé xuất hiện những dấu hiệu như đỏ, sưng hay vàng thì chứng tỏ mắt bé đang bị nhiễm trùng. Khi đó, cách tốt nhất là đưa con đến gặp bác sĩ.

• Massage tuyến lệ:

Dùng ngón tay (đã được vệ sinh sạch) của bạn massage nhẹ nhàng góc mắt của bé, bắt đầu di chuyển từ góc trong của mí mắt về phía mũi của con. Khi massege sẽ gây áp lực nhẹ nhàng đến ống dẫn, giúp thông chất lỏng khỏi những đoạn bị tắc và mở chúng ra. Mỗi lần massege như vậy kéo dài trong khoảng từ năm đến mười phút, ít nhất sáu lần một ngày. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các bước tiến hành.

• Đưa bé đến bác sĩ:

Nếu những biện pháp trên không có hiệu quả, cách tốt nhất bạn nên đưa con đến khám bác sĩ. Tùy vào tình trạng của từng bé mà bác sĩ có cách điều trị riêng, có thể dùng thuốc hoặc dùng biện pháp thông tuyến lệ.

Những điều mẹ cần thận trọng:

Dưới đây là những việc mà mẹ có thể làm để đẩy lùi căn bệnh này, giúp bé có sự phát triển tốt nhất về thi giác:

Trang trí phòng của bé với một đèn ngủ hoặc đèn mờ.

Thay đổi vị trí ngủ của bé bằng cách thay đổi vị trí của giường cũi mỗi ngày

Sắp xếp và trưng bày đồ chơi yêu thích trong tầm nhìn của bé

Kích thích mắt bé hoạt động nhiều bằng việc trò chuyện với bé và liên tục thay đổi vị trí, để bé đảo mắt tìm mẹ.
More aboutTrẻ 1 tháng tuổi bị chảy nước mắt phải làm sao?