Trẻ 1 tháng tuổi bị còi xương phải làm sao?

Người đăng: hieuthuoc69 on Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Nhiều người thắc mắc Trẻ 1 tháng tuổi bị còi xương phải làm sao? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Dấu hiệu nhận biết trẻ còi xương suy dinh dưỡng

Bệnh còi xương suy dinh dưỡng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu không có các biện pháp phát hiện kịp thời. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần lưu tâm hơn nếu ở trẻ có một trong những biểu hiện sau:

  • Trẻ ngủ không ngon, đổ mồ hôi nhiều hoặc bị chứng rôm sảy.
  • Trẻ chậm tăng cân hoặc đứng cân trong vòng 2-3 tháng nghiêm trọng hơn có thể là sút cân.
  • Trẻ chậm biết đi, chậm mọc răng, da xanh và nhão dần. Nếu thấy bé mọc ít tóc, phần tóc khá mỏng đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy thì khả năng trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng là rất cao.
  • Trẻ kém linh hoạt, hay quấy khóc, ít vui chơi, hay buồn bực cũng là dấu hiệu của tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Trẻ 1 tháng tuổi bị còi xương phải làm sao?

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ bị còi xương?

Nguyên nhân của còi xương là do thiếu Canxi, vitamin D, MK7 dẫn tới thiếu Canxi trong xương. Trong khi canxi là một vi chất quan trọng tham gia vào nhiều chức năng của cơ thể trong đó tham gia vào điều hòa hệ thần kinh giao cảm. Do đó dấu hiệu đầu tiên đứa trẻ biểu hiện thiếu canxi đó là rối loạn thần kinh thực vật trẻ rất hay khóc về đêm, ra mồ hôi trộm.

Đặc biệt sau thời gian dài bị còi xương mà không được điều trị thì  sẽ có những biến dạng trên xương như đầu bẹp, trán dô, nặng hơn nữa ở giai đoạn trẻ biết ngồi thì lồng ngực bị dô, rồi cháu có những biểu hiện chậm phát triển về vận động như chậm biết lẫy, biết bò, biết đứng, biết đi, chậm mọc răng.

Tiếp theo là đến giai đoạn còi xương di chứng, trẻ có những biến dạng ở xương như chân cong vòng kiềng, hình chữ X chữ O, vòng cổ chân cổ tay, hay ngực xuất hiện những chuỗi hạt sườn hoặc cong vênh xương sườn. Đến giai đoạn này thì dù bệnh còi xương được điều trị tích cực cũng chỉ hết triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật mà không bao giờ hết các di chứng ở xương của trẻ.

Do vậy, cần phòng bệnh còi xương ngay từ khi trẻ được sinh ra. Trong trường hợp trẻ có nguy cơ bị còi xương cần điều trị ở giai đoạn sớm khi trẻ mới có các rối loạn thần kinh thực vật như ngủ trằn trọc, khóc đêm, ra nhiều mồ hôi trộm, tóc rụng hình vành khăn... để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, tránh để lại các di chứng ở xương của trẻ.

Trẻ 1 tháng tuổi bị còi xương phải làm sao?

– Với mẹ: để phòng bị còi xương ở trẻ các chuyên gia y tế khuyến cáo là trong thời gian mang thai và cho con bú người mẹ cần được tắm nắng, có thời gian hoạt động ngoài trời, nên ăn những thực phẩm giàu vitamin D và canxi. Nếu mẹ không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì cần được uống bổ sung vitamin D theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

– Với con: Trẻ sinh ra cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ không chỉ có một hàm lượng vitamin D nhất định mà còn chứa những chất chuyển hóa của vitamin D. Sau giai đoạn cai sữa vẫn tiếp tục cho bé uống sữa công thức tối thiểu 300-400ml/ngày.

Thông thường trẻ được cung cấp vitamin D từ 2 nguồn: từ thức ăn (sữa mẹ, gan, trứng, một số loại rau quả…). Tuy nhiên hàm lượng vitamin D có trong sữa mẹ hoặc thức ăn không nhiều. Ngoài ra vitamin D được tổng hợp từ các tiền vitamin D ở dưới da, dưới tác động quang hóa của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời mới chính là nguồn cung cấp chủ yếu vitamin D cho cơ thể trẻ. Trẻ em không bị còi xương hằng ngày cũng cần được tắm nắng khoảng 10-15 phút trước 9 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều để tiền tố vitamin D trên da trẻ sẽ được chuyển thành vitamin D.

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm cần cho trẻ ăn nhiều hơn những thức ăn có đủ chất canxi, phốt pho để phòng bệnh. Một số thực phẩm chứa nhiều canxi mà các bà mẹ có thể dùng nấu cho trẻ ăn là cua, tép khô, ốc, tôm, cá , lòng đỏ trứng, hến, sữa bò tươi, sữa chua, vừng đen, rau ngót, rau đay, rau muống…
Khi cho trẻ ăn dặm cha mẹ phải nhớ bổ sung đủ dầu/mỡ vào các bữa ăn dặm để bảo đảm đủ chất béo làm dung môi giúp cơ thể hấp thu vitamin D.

Đối với trẻ đẻ non, thiếu cân, có thể cho uống vitamin D, 400 đơn vị mỗi ngày trong suốt năm đầu.
Cho trẻ tắm nắng hàng ngày: để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10 -15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông không có ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện. Dưới da có sẵn các tiền vitamin D là 7 dehydrocholesterol, dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời các tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phospho, ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng.

– Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi như: canxi B1 – B2 – B6: 1 – 2 ống/ngày, trẻ lớn có thể ăn cốm canxi 1 – 2 thìa cà phê/ngày.

– Cho trẻ bú mẹ, ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày (cần xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương); cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ vì: vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét