Trẻ 1 tháng tuổi bị ngạt mũi phải làm sao?

Người đăng: hieuthuoc69 on Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Nhiều người thắc mắc trẻ 1 tháng tuổi bị ngạt mũi phải làm sao? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh là gì?

Nghẹt tắc mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân, nhất là khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp. Khi bị nghẹt mũi, trẻ sẽ thấy khó chịu, quấy khóc,… khó thở, dẫn đến bị thiếu ôxy ảnh hưởng đến sức khỏe. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp. Bên cạnh đó cần phải biết cách xử trí đúng cách khi trẻ bị nghẹt mũi.

Nghẹt mũi có thể xảy ra do nhiều lý do như cảm lạnh thông thường, dị ứng… Nếu các biện pháp khắc phục cho bé kể trên không có tác dụng, bạn cần cho con đi khám và chữa trị. Tuyệt đối không dùng miệng để hút mũi cho bé vì vừa mất vệ sinh vừa dễ lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ.

Trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi rất khó chịu vì vậy việc trẻ bú kém là rất bình thường, cần phải duy trì lượng sữa đủ cho bé bằng cách cho trẻ bú nhiều lần bất cứ khi nào trẻ muốn, trước khi cho trẻ bú  nên nhỏ mũi và hút mũi cho bé để mũi được thông thoáng và bú được nhiều hơn.

Cách nhận biết trẻ bị nghẹt mũi:

Trong trường hợp mũi bị nghẹt, tắc, trẻ thở khó khăn, thở khò khè, khó ngủ, có thể kèm chảy nước mũi; hắt hơi, ho, thở dễ hơn khi được bế đứng, nằm cao đầu, trẻ cảm thấy mất ngửi… Khi trẻ phải thở bằng miệng nên họng khô, rát. Chất nhày của mũi chảy xuống họng làm cho trẻ vướng họng hay ho và hay bị nôn trớ;… Ở trẻ sơ sinh, ngạt tắc mũi làm trẻ bú khó khăn, bú không được dài hơi như trước vì khi bú trẻ không thở được bằng miệng nữa nên cứ bú một lúc lại phải dừng, há mồm thở để lấy thêm ôxy rồi bú tiếp, chính điều này làm cho trẻ dễ bị sặc,…

Trẻ 1 tháng tuổi bị ngạt mũi phải làm sao?

Nhỏ mũi cho trẻ đúng cách

Bước 1: Đặt trẻ nằm ngửa nghiêng đầu nhẹ sang 1 bên. Đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi, chú ý không được dí sâu vào trong mũi bé.
Bước 2: Nhỏ nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước muối biển pha loãng vào mũi khoảng 2 giọt, chú ý khi nhỏ không được đặt đầu ống nhỏ vào sâu mũi của bé.
Bước 3: Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về bên còn lại.
Bước 4: Sau đó khoảng từ 30 giây đến 1 phút khi nước muối sinh lý đã thấm vào làm loãng dịch mũi trong hốc mũi, dùng bóng hút hút đờm nhớt dịch mũi ra. Khi dùng bóng hút hút dịch một bên thì bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi tuyệt đối không được đưa sâu vào mũi trẻ, lấy tay bít mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra.
Bước 5: Rửa bóng hút mũi: bóp mạnh bóng hút mũi để đàm nhớt trong bóng xì vào cái khăn hoặc miếng giấy. Sau khi hút hết cả hai hốc mũi bóng hút được làm sạch bằng cách hút xả nhiều lần dưới vòi nước.
Thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ ngáy 4 lần đến khi bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi nữa thì dừng.

Chăm sóc cho trẻ sơ sinh nghẹt mũi

Trẻ sơ sinh rất mẫn cảm với thời tiết đặc biệt nếu bé đã đang bị nghẹt mũi sổ mũi thì cần được quan tâm hơn hết, đầu tiên là chị cần giữ ấm cho bé đặc biệt là các bộ phận ngực, cổ họng, và tay chân, không để quạt chiếu thẳng vào người bé tuy nhiên chị đừng nghĩ vậy mà quấn cho trẻ rất nhiều quần áo đến nỗi nóng và toát mồ hôi như vậy trẻ rất dễ bị cảm và viêm phổi. Chỉ cần cho trẻ mặc đủ ấm không quá nóng hay bị lạnh là được.

Bé mới sinh vì vậy nên đừng nghĩ con ốm mà không chịu tắm rửa đây là một quan niệm sai lầm khi trẻ đã đang nghẹt mũi khó thở mà lại không được vệ sinh thân thể thì các vi khuẩn virus có hại càng dễ tấn công trẻ vì vậy trong thời gian trẻ bị ốm không được kiêng tắm. Tuy nhiên việc tắm cho bé cũng cần phải thực hiện nghiêm ngặt là tắm cho trẻ trong phòng kín không được có gió lùa, tắm bằng nước ấm không được quá nóng hay quá lạnh, sau khi tắm xong phải lo người thật khô cho trẻ trước khi mặc quần áo.

Trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi rất khó chịu vì vậy việc trẻ bú kém là rất bình thường, cần phải duy trì lượng sữa đủ cho bé bằng cách cho trẻ bú nhiều lần bất cứ khi nào trẻ muốn, trước khi cho trẻ bú  nên nhỏ mũi và hút mũi cho bé để mũi được thông thoáng và bú được nhiều hơn.

Ngoài ra chỉ được dùng thuốc kháng sinh và các loại thuốc nhỏ mũi khác khi được sự đồng ý của bác sĩ. Tuyệt đối không được dùng miệng hút mũi cho bé vì miệng người lớn chứa rất nhiều vi khuẩn rất dễ lây bệnh cho bé. Nếu tính trạng bệnh không tiến triển mà kéo dài thì chị nên đưa bé đi khám tại phòng khám chuyên khoa để được theo dõi và điều trị.

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét