Trẻ 1 tháng tuổi bị nấc phải làm sao?

Người đăng: hieuthuoc69 on Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Nhiều người thắc mắc Trẻ 1 tháng tuổi bị nấc phải làm sao? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Những điều cần biết về nấc cụt

Nấc là một hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ trong 2 tháng đầu sau sinh. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Nguyên nhân của hiện tượng này là do co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành, làm cho khí hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín lại. Nấc thường kéo dài vài phút và có thể vài lần trong một ngày. Nấc là phản xạ của thần kinh phế vị được hình thành từ trong bào thai để chuẩn bị vận hành các cơ hô hấp cho việc thở ngay sau khi trẻ được sinh ra.
Trẻ 1 tháng tuổi bị nấc phải làm sao?

Mọi trẻ sơ sinh khoẻ mạnh đều có thể bị nấc vào bất cứ lúc nào, nhất là sau sinh và giảm dần sau một tuổi. Nấc thường xảy ra sau khi ăn, thay đổi tư thế, khi bị nóng, lạnh…. Nếu trẻ bị nấc mỗi ngày vài lần, mỗi lần 3 phút là bình thường không cần khám và điều trị gì, dần dần tình trạng này sẽ hết.

Để giảm nấc, không nên cho bé ăn khi bé bị đói quá, và cũng không nên cho ăn hoặc bú quá no, khi cho bé bú bằng bình cần chú ý không để trẻ bú quá nhanh làm dạ dày dãn nhiều hơi. Sau khi ăn nên bế trẻ đầu cao khoảng 10 phút.

Như vậy cháu bé con bạn trong tháng đầu bị nấc là hiện tượng bình thường ở trẻ nhỏ, bạn đừng quá lo lắng. Nếu bé bị nấc mật độ dày và kéo dài, có thể cắt cơn nấc bằng cách cho bé uống một vài thìa nước hay bú mẹ, bế bé đứng thẳng đỡ đầu và lưng bé, để cằm bé tỳ vào vai mẹ sau đó vuốt lưng hoặc vỗ nhẹ để bé ợ hơi, cũng có thể dùng ngón tay ấn cùng lúc vào 2 nắp tai trẻ vài phút. Có nhiều người chữa “mẹo” bằng cách lấy cuốn chiếu hoặc một mẩu giấy dán lên trán giữa đầu trong lông mày cũng làm trẻ hết nấc.

Trẻ 1 tháng tuổi bị nấc phải làm sao?


-Vỗ nhẹ trên lưng bé, có thể vỗ ở vai, nhưng nhớ thật nhẹ nhàng và dứt khoát. Khi ợ hơi, bé sẽ hết nấc

-Dùng hai ngón tay trỏ nhét vào hai lỗ tai bé khoảng nửa phút, hoặc dùng ngón trỏ và ngón cái bóp 2 cánh mũi bé, đồng thời giữ miệng bé khép trong vòng 2-3 giây, nghỉ 2-3 giây và lặp lại 15-20 lần.

-Thay đổi tư thế cho con bú. Bé nuốt nhiều không khí trong lúc bú có thể do mẹ cho con bú sai tư thế. Vì vậy, nếu thấy bé thường xuyên có dấu hiệu nấc sau khi ăn xong, mẹ nên đổi tay hoặc cách bế để hạn chế không khí vào miệng và dạ dày bé.

-Cho bé uống từng hớp nước nhỏ để dừng cơn nấc, khoảng 2,5ml là đã đủ để ngăn chặn.

-Thay núm vú bình sữa, bởi núm vú quá lớn có thể là nguyên nhân làm bé nuốt nhiều không khí khi bú.

-Mẹ nên nhớ nguyên tắc: Không nên để bé quá đói rồi mới cho ăn, đồng thời tránh cho bé bú quá no. Sau khi ăn, bế trẻ giữ đầu cao khoảng 10 phút.

-Nếu bé nhà bạn đang ở độ tuổi ăn dặm, mẹ có thể cho một ít đường trên lưỡi bé. Vị ngọt của đường sẽ góp phần làm sao nhãng các dây thần kinh và ngăn chặn tình trạng co thắt.

-Ngoài ra mẹ có thể thử tham khảo thêm 2 cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh theo phương pháp dân gian sau: Lấy cuốn chiếu hoặc một mẩu giấy dán lên trán giữa đầu trong lông mày. Mẹ có thể bế trẻ lên, dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái. Nếu trẻ khóc, cơn nấc sẽ qua nhanh hơn, do dây thần kinh thực quản được giãn ra. Mẹ cũng nên ủ ấm cho trẻ vào lúc này.

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét