Trẻ 1 tháng tuổi bị cảm lạnh phải làm sao?

Người đăng: hieuthuoc69 on Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Nhiều người thắc mắc trẻ 1 tháng tuổi bị cảm lạnh phải làm sao? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Tại sao trẻ sơ sinh rất hay bị cảm lạnh?

Thật không may, một em bé bị cảm lạnh như một chuyện bình thường. Các bác sĩ cho biết rằng một em bé được sinh ra khỏe mạnh có thể bị cảm lạnh đến 6 lần trước ngày sinh nhật đầu tiên. Trẻ em ở giai đoạn này rất dễ bị cảm lạnh hơn vì hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoạt động hết công suất. Ngoài ra trẻ cũng chưa phát triển khả năng miễn dịch để chống lại nhiều loại vi-rút gây ra cảm lạnh.
Một nguyên nhân khiến trẻ dễ bị cảm lạnh là xung quanh trẻ có nhiều vi-rút bao gồm cha mẹ, anh chị hoặc các bạn ở trường mầm non. Những nghiên cứu cho thấy trẻ em đi nhà trẻ có nguy cơ bị cảm lạnh, nhiễm trùng tai, chảy nước mũi và các vấn đề hô hấp khác cao hơn so với những đứa trẻ được chăm sóc riêng tư tại nhà.

Trẻ 1 tháng tuổi bị cảm lạnh phải làm sao?

Trẻ có thể bị cảm lạnh thường xuyên hơn trong những tháng lạnh vì đó là thời gian vi-rút lây lan trên khắp cả nước.

Triệu chứng của bệnh cảm lạnh

– Triệu chứng thường gặp nhất là ho, sổ mũi, tịt mũi và hắt xì hơi. Ho thường nặng hơn vào ban đêm. Ho không làm ảnh hưởng tới phổi.

– Ngoài ra, trẻ còn có thể bị: sốt, đau họng, nhức đầu, mệt mỏi, và không chịu ăn uống. Đôi khi trẻ còn bị nôn mửa sau khi ho.

– Chất nhầy tích tụ ở phía sau trong màng nhĩ có thể gây ảnh hưởng đến thính giác hoặc đau tai nhẹ. Khi ấy, nước mũi của bé sẽ chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc màu xanh.

Trẻ 1 tháng tuổi bị cảm lạnh phải làm sao?

Cha mẹ cần làm theo những điều sau đây để con con nhanh chóng đẩy lùi cảm lạnh:

– Luôn có sẵn các vật dụng y tế cần thiết cho bệnh cảm lạnh trong tủ thuốc gia đình: nước muối sinh lý để nhỏ mũi, dụng cụ hút mũi, thuốc hạ sốt, nhiệt kế, máy tạo độ ẩm.

– Nếu con bạn còn quá bé, dưới 3 tháng tuổi, hãy gọi cho bác sĩ khi có dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh, chẳng hạn như chảy nước mũi, ho, hoặc sốt.

– Đối với trẻ lớn hơn, bạn nên gọi cho bác sĩ nếu bé bị sốt cao, mất nước, ngày càng ho nặng hoặc khó thở, hoặc các triệu chứng nhẹ nhưng kéo dài hơn một tuần.

– Giúp em bé của bạn hít thở dễ dàng bằng cách sử dụng nước nhỏ mũi để vệ sinh bên trong mũi, và dùng các thiết bị hút mũi khác để làm sạch dịch nhầy từ mũi nghẹt của bé.

– Khi bé bị nghẹt mũi, tư thế ngủ tốt cho bé là phần đầu được nâng cao lên một chút. Hãy đặt thêm khăn dưới gối của bé để chỉnh độ cao phù hợp cải thiện giấc ngủ cho bé trong khi bị cảm lạnh.

– Các mẹ nên cho bé bú sữa nhiều hơn, uống nước nhiều hơn khi bé bị cảm lạnh.

– Trong khi chữa cảm lạnh cho bé, mẹ cũng phải chú ý đến việc tự bảo vệ sức khỏe của chính mình bằng cách rửa tay thường xuyên để tránh nhiễm vi trùng từ bé hay ngược lại

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét